“Less Is More” – Xu Hướng Tối GIản Không Gian Sống

44 lượt xem Đăng ngày: 27/07/2024

Platon, nhà triết học Hy lạp cổ đại nổi tiếng từng nói: “ Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản”. Triết lý “Less is more” hướng đến việc tạo ra không gian nội thất đơn giản, nhưng vẫn tạo ra cảm giác thoải mái và tối ưu hóa sự sáng sủa và mở cửa. Đây là một phong cách thiết kế phổ biến trong các căn hộ hiện đại, văn phòng làm việc, và các không gian nội thất với mục tiêu tạo ra sự thanh lịch và đẳng cấp. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách tối giản không gian sống thì cùng Baya tham khảo bài viết này nhé.

“Less is more” nghĩa là gì?

“Less is more” hoặc “more is less” nghĩa là đơn giản là nhất, đôi khi cái gì đó được sử dụng với số lượng ít thì đem lại nhiều lợi ích hơn khi dùng nhiều. Đây cũng xu hướng sống tối giản phổ biến.

“Less is more” trong nội thất là gì?

“Less is more” là một triết lý thiết kế nội thất và nghệ thuật, đặc biệt phổ biến trong phong cách thiết kế hiện đại. Triết lý này còn gọi là sự tóm gọn toàn bộ phong cách Minimalism. Phong cách bố trí nội thất “Minimalism” hiện đang rất được ưa chuộng bởi sự giản dị và tinh tế trong không gian mà nó mang lại. Phong cách Minimalism nghĩa là sử dụng những đường nét đơn giản, thật ít chi tiết, giảm thiểu đồ nội thất, mọi chi tiết đều có lý trong vị trí của mình.

Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất Minimalism bao gồm:

1. Đơn giản hóa

Less is more – Ít là nhiều: Trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội thất, phong cách này thể hiện sự tối giản tối đa với ít chi tiết và sự giảm thiểu về số lượng, trong đó mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa riêng để tạo ra không gian hài hòa và thoải mái nhất.

Loại bỏ các yếu tố thừa thãi và không cần thiết trong không gian nội thất để tạo ra sự sạch sẽ và gọn gàng. Điều này có thể bao gồm giảm bớt đồ trang trí, màu sắc, và mẫu hoa văn.

2. Sử dụng màu sắc trung tính

Sự sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí là đặc trưng dễ nhận diện nhất của phong cách này.Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách Minimalism : một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Màu sắc của các mảng tường là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các vật dụng trang trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn quan trọng. Phông màu trung tính cũng có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa các thành phần trang trí và có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa các thành phần trang trí và có tác dụng kết nối các thành phần này lại với nhau.

Ưu tiên sử dụng các màu sắc trung tính như trắng, xám, đen và nâu. Màu sắc này giúp tạo ra cảm giác thanh lịch và thân thiện với môi trường.

3. Tối giản hóa nội thất

Các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng, bàn ghế được sử dụng ở mức độ tối giản, nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi sử dụng. Bàn ghế trong nội thất theo phong cách Minimalism đều có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại, được làm nên từ các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế. Các vật dụng này một mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng, sinh hoạt của con người, mặt khác cũng chính là những thành phần trang trí cho nội thất bên trong. Bàn ghế không chỉ là nơi để ngồi mà còn được xem là những tác phẩm điêu khắc làm nên nét đẹp cho không gian bên trong.

4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng trong phong cách Minimalism được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Việc sử dụng ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh các khu vực quan trọng và tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao để tôn lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc khác. Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn, xuyên qua các tán cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi xuyên vào đến không gian bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng trước.

Tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng cửa sổ lớn và thiết kế không gian để cho phép ánh sáng tự nhiên thâm nhập vào không gian nội thất.

5. Tập trung vào chất lượng

Thay vì có nhiều món đồ, hãy chọn các món đồ chất lượng cao và bền đẹp. Điều này giúp tạo ra không gian nội thất thời gian dài và tránh phải thay đổi nội thất thường xuyên.

6. Tạo sự cân bằng

Dù làm tối giản, thiết kế nội thất vẫn cần tạo ra sự cân bằng trong không gian bằng cách sắp xếp các yếu tố và món đồ một cách hợp lý.

Tất cả chúng ta đều mong muốn cảm thấy thoải mái thư giãn khi trở về nhà. Tuy nhiên, đôi khi trở về nhà với ngổn ngang đồ đạc sau một ngày làm việc cũng có thể làm bạn chán chường với chính nơi ở của mình. Một ngôi nhà được coi là chỗ ở khi bạn có thể thư giãn và thoát khỏi thế giới bên ngoài. Với những chia sẻ trên đây, Baya mong muốn đem đến cho bạn suy nghĩ mới về lối sống tối giản, hiện đại “less is more”. Nếu bạn đã sẵn sàng với ý tưởng cho tổ ấm của mình hãy bắt đầu ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *